SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI THÁNG 12
Thực hiện kế hoạch số 331/PGDĐT-THCS ngày 06/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão về Tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt, được các trường THCS trên địa bàn huyện lựa chọn năm học 2024-2025; Thực hiện Kế hoạch số 188/KHCM-TH&THCSTT ngày 11 tháng 9 năm 2024 về tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp THCS năm học 2024-2025; Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của Tổ KHXH trường TH&THCS Trường Thành tổ chức thực hiện chuyên đề cấp trường môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tháng 12 với chủ đề: “Đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG trong các tiết luyện tập, ôn tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”.
Chiều ngày 03/12/2024, tại phòng làm việc của Tổ KHXH, nhóm giáo viên dạy môn Hoạt động trải nghiệm-HN của tổ KHXH đã thảo luận, thống nhất tiết dạy chuyên đề: Phân công đồng chí báo cáo chuyên đề; Đồng chí dạy thể nghiệm. Các đồng chí trong nhóm đã tích cực thảo luận tìm ra hướng đi cho bài dạy cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học cho từng đơn vị kiến thức của bài cho phù hợp và hiệu quả theo đúng đặc trưng bộ môn và theo thông tư 32 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện Kế hoạch, chiều ngày 25/12/2024, đồng chí Vũ Thị Thuỳ đã thực hiên tiết chuyên đề môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại lớp 6B. Đến dự chuyên đề có đồng chí Trịnh Văn Dương - Hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí trong tổ Khoa học xã hội của nhà trường.
Cùng với việc đổi mới các môn học khác trong nhà trường, điểm nhấn trong năm học này của trường TH và THCS Trường Thành là tiếp tục Đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG trong các tiết luyện tập, ôn tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là dịp để giáo viên có thêm cơ hội để nghiên cứu, trao đổi về phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy sao cho hiệu quả nhất. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực.
Khi dạy bộ môn Hoạt động trải nghiệm-HN ở lớp 6, các năng lực được hình thành nhằm phát triển toàn diện cho học sinh cả về phẩm chất lẫn năng lực. Đây là giai đoạn học sinh chuyển từ bậc Tiểu học lên Trung học Cơ sở, do đó các năng lực được thiết kế để phù hợp với lứa tuổi và đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới như:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Học sinh tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình.
+ Biết lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động chăm sóc và chia sẻ với người thân.
+ Tự đánh giá hành vi và thái độ của mình trong mối quan hệ với người thân.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong gia đình.
+ Biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của người thân.
+ Thể hiện sự tôn trọng và hợp tác trong công việc gia đình hoặc chăm sóc người thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Xác định các tình huống trong gia đình cần sự giúp đỡ, chăm sóc hoặc chia sẻ.
+ Đề xuất cách giải quyết hiệu quả và sáng tạo cho các vấn đề trong mối quan hệ gia đình.
+ Sáng tạo trong cách thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến người thân.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực chăm sóc và chia sẻ
+ Hiểu ý nghĩa của việc chăm sóc và chia sẻ với người thân.
+ Thực hiện các hành động cụ thể để chăm sóc người thân, ví dụ như giúp đỡ cha mẹ, động viên anh chị em, hỗ trợ ông bà.
+ Biết cách thể hiện sự quan tâm bằng lời nói, hành động và cử chỉ.
- Năng lực tổ chức và thực hiện hoạt động gia đình
+ Lập kế hoạch các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, hoặc tổ chức một bữa ăn gia đình.
+ Tham gia tích cực vào các công việc gia đình với tinh thần trách nhiệm.
+ Hướng dẫn, phân công và phối hợp với các thành viên khác trong gia đình.
* Năng lực quản lý cảm xúc
+ Nhận diện và kiểm soát cảm xúc của mình trong mối quan hệ gia đình (vui, buồn, giận)
* Phẩm chất gắn liền với năng lực
- Nhân ái
+ Thể hiện lòng yêu thương và sự quan tâm chân thành đối với người thân.
+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với các thành viên trong gia đình.
- Trách nhiệm
+ Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc duy trì sự ấm áp, hòa thuận của gia đình.
+ Hoạt động thảo luận nhóm: Học sinh chia sẻ những việc mình đã làm để chăm sóc và chia sẻ với người thân.
+ Đóng vai tình huống: Diễn tập cách xử lý khi người thân cần sự giúp đỡ (như khi ông bà ốm, cha mẹ mệt mỏi, em nhỏ buồn…).
+ Thực hành tại nhà: Lập kế hoạch và thực hiện một việc chăm sóc người thân (như nấu ăn, dọn nhà, hoặc viết thư cảm ơn cha mẹ).
Sau tiết dạy chuyên đề, tổ chuyên môn đã chia sẻ, rút kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu. Đây là một tiết học lí thú và mang đến nhiều cảm xúc cho các học sinh. Chắc chắn, sau tiết học này, các giáo viên dạy môn Hoạt động trải nghiệm –HN của nhà trường sẽ có thêm nhiều sáng tạo, nhiều ý tưởng hay cho những tiết học tiếp theo.
Một số hình ảnh trong tiết học: