SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHXH THÁNG 10
Thực hiện kế hoạch số 331/PGDĐT-THCS ngày 06/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão về Tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, hoạt động giáo dục lớp 9 theo bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt, được các trường THCS trên địa bàn huyện lựa chọn năm học 2024-2025. Thực hiện Kế hoạch số 188/KHCM-TH&THCSTT ngày 11 tháng 9 năm 2024 về tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp THCS năm học 2024-2025. Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của Tổ KHXH và nhóm Lịch sử - Địa lý trường TH&THCS Trường Thành tổ chức thực hiện chuyên đề cấp huyện môn Lịch sử - Địa lý với chủ đề “Dạy học lồng ghép, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh”.
Chiều ngày 01/10/2024, tại phòng làm việc của Tổ KHXH, nhóm Lịch sử-Địa lý đã thảo luận, thống nhất tiết dạy chuyên đề: Phân công đồng chí báo cáo chuyên đề; Đồng chí dạy thể nghiệm. Các đồng chí trong nhóm đã tích cực thảo luận tìm ra hướng đi cho bài dạy cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học cho từng đơn vị kiến thức của bài cho phù hợp và hiệu quả theo đúng đặc trưng bộ môn và theo thông tư 32 môn Lịch sử- Địa lý của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Chiều ngày 09 tháng 10 năm 2024, tại hội trường khu A trường TH&THCS Trường Thành, Tổ KHXH đã tổ chức lên chuyên đề huyện tháng 10/2024. Thông qua tiết dạy thể nghiệm môn Lịch sử - Địa lý 9 (phần Lịch sử) do đồng chí Trần Thị Duyên thực hiện: Tiết 9-Bài 6: “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Dự tiết chuyên đề có đồng chí Vũ Thị Oanh - chuyên viên phòng giáo dục, đồng chí Vũ Thị Kim Oanh cốt cán bộ môn, các đồng chí là lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn các nhà trường, các giáo viên dạy môn Lịch sử- Địa lý trong toàn huyện cùng tập thể giáo viên trong Tổ KHXH trường TH&THCS Trường Thành.
Hình ảnh cô - trò say mê học tập
Trong tiết học giáo viên đã tích cực đổi mới PPDH và kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực như: Dạy học dự án, thảo luận nhóm, vấn đáp, động não, kĩ thuật 3-2-1, phần mềm Plicker.... Nhờ vậy, tiết học diễn ra sôi nổi, học sinh tập trung, tích cực, chủ động, sáng tạo chuẩn bị dự án học tập, qua đó rèn kĩ năng làm việc nhóm, tích cực tư duy, có khả năng suy nghĩ độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập đề ra.
Hình ảnh: Học sinh hoạt động nhóm, báo cáo sản phẩm nhóm
Bên cạnh việc tích cực, chủ động, linh hoạt trong đổi mới phương pháp, kĩ thuật giảng dạy, trong tiết học giáo viên còn kết hợp dạy học lồng ghép với môn học khác như Ngữ văn, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Giáo dục công dân, Giáo dục an ninh quốc phòng,.... kết nối các sự kiện, nhân vật với các tác phẩm văn học, các bức tranh, các ca khúc, gắn các sự kiện nhân vật đó với hơi thở cuộc sống, với vấn đề chủ quyền, an ninh quốc phòng… là điều cần thiết và hiệu quả. Việc dạy học lồng ghép trong giờ học Lịch sử- Địa lý giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng, dễ dàng đưa kiến thức Lịch sử - Địa lý đến với học sinh. Thông qua đó giúp các em cùng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ học tập được giao.
Hình ảnh sản phẩm Stem của học sinh ở tiết học
Với tinh thần tích cực học hỏi, sẵn sàng thảo luận xây dựng bài dạy của tổ KHXH, lên tiết dạy chuyên đề để cùng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, đồng nghiệp trong toàn huyện. Tiết dạy chuyên đề của tổ KHXH do cô giáo Trần Thị Duyên thể nghiệm đã thành công tốt đẹp, nhận được nhiều lời khen ngợi, động viên, chia sẻ, góp ý chân thành từ chuyên viên phòng Giáo dục, cốt cán bộ môn và đồng nghiệp trong toàn huyện.
| |
Hình ảnh các thầy cô là chuyên viên PGD, cốt cán bộ môn, CBQL và giáo viên dạy bộ môn LS-ĐL trên địa bàn toàn huyện chia sẻ, trao đổi, thảo luận sau chuyên đề. |
Sau chuyên đề trên, các đồng chí giáo viên đã có định hướng chính xác hơn, tích cực học tập, trau dồi chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.