SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI THÁNG 11
Thực hiện kế hoạch số 331/PGDĐT-THCS ngày 06/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão về Tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, hoạt động giáo dục lớp 9 theo bộ sách giáo khoa đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt, được các trường THCS trên địa bàn huyện lựa chọn năm học 2024-2025. Thực hiện Kế hoạch số 188/KHCM-TH&THCSTT ngày 11 tháng 9 năm 2024 về tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp THCS năm học 2024-2025. Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của Tổ KHXH và nhóm Nghệ thuật trường TH&THCS Trường Thành tổ chức thực hiện chuyên đề cấp huyện môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) tháng 11 với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.”
Chiều ngày 05/11/2024, tại phòng làm việc của Tổ KHXH, nhóm Nghệ thuật đã thảo luận, thống nhất tiết dạy chuyên đề: Phân công đồng chí báo cáo chuyên đề; Đồng chí dạy thể nghiệm. Các đồng chí trong nhóm đã tích cực thảo luận tìm ra hướng đi cho bài dạy cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học cho từng đơn vị kiến thức của bài cho phù hợp và hiệu quả theo đúng đặc trưng bộ môn và theo thông tư 32 môn Nghệ thuật của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện Kế hoạch chuyên môn của nhà trường, chiều ngày 27/11/2024, đồng chí Nguyễn Thị Hòa đã thực hiên tiết chuyên đề môn Nghệ Thuật (Mĩ thuật) tại lớp 8A. Đến dự chuyên đề có đồng chí Trịnh Văn Dương - Hiệu trưởng nhà trường và các đồng chí trong tổ Khoa học xã hội của nhà trường.
Cùng với việc đổi mới các môn học khác trong nhà trường, điểm nhấn trong năm học này của trường TH và THCS Trường Thành là tiếp tục đổi mới phương pháp dạy môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đây là dịp để giáo viên có thêm cơ hội để nghiên cứu, trao đổi về phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy sao cho hiệu quả nhất. Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực:
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động: Vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, chân dung biểu đạt, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).
+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.
+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động chia sẻ/ giới thiệu về sản phẩm của mình, tham gia chia sẻ cách thực hiện, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện sản phẩm.
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Nghệ thuật (Mĩ thuật), đánh giá những gì đã làm được, có như mong muốn hay không?
So với phương pháp tuyền thống, phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, phát triển khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm của mình. Tiết học thoải mái, sinh động hơn, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao.
Việc áp dụng phương pháp dạy môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) theo phương pháp mới thực sự mang lại niềm hứng thú, sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em làm ra.
Sau tiết dạy, tổ chuyên môn đã chia sẻ, rút kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu. Đây là một tiết học lí thú và mang đến nhiều cảm xúc cho các con học sinh. Chắc chắn, sau tiết học này, các cô giáo môn Nghệ thuật (Mĩ thuật) sẽ có thêm nhiều sáng tạo, nhiều ý tưởng hay cho những tiết học tiếp theo.
Một số hình ảnh trong tiết học: